Hội chứng rối loạn tiền đình là gì ?
Kiến thức về hệ tiền đình
Tiền đình là một bộ phận nằm ở phía sau ốc tai có vai trò quan trong trong việc tạo cân bằng cho các hoạt động của cơ thể khi di chuyển, đứng, nằm, cúi người xuống hoặc xoay người,… Khi cơ thể có các hoạt động, chuyển động, hệ thống tiền đình cũng sẽ điều chỉnh theo phù hợp để giữ tư thế cân bằng. Hoạt động này được điều khiển bởi nhóm thần kinh cao cấp.
Bệnh rối loạn tiền đình là gì?
Vai trò của hệ tiền đình là giữ thăng bằng cho cơ thể, do đó khi cơ quan này có vấn đề gọi là bệnh rối loạn tiền đình chính là trạng thái mất cân bằng của cơ thể dẫn đến các hiện tượng như là: chóng mặt, hoa mắt, quay cuồng, không đứng vững, người chao đảo, buồn nôn…. rất khó chịu. Các dấu hiệu này thường xuyên tái phát gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, công việc và cuộc sống của người bệnh.
Các dạng bệnh rối loạn tiền đình
Hội chứng rối loạn tiền đình gồm có hai loại là rối loạn tiền đình ngoại biên và trung ương. Cụ thể của từng trường hợp như sau:
– Rối loạn tiền đình ngoại biên:
Đây là bệnh lành tính có ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh nhưng không quá nghiêm trọng. Nguyên nhân gây bệnh thường là do gặp phải chấn thương vùng đầu, các tổn thương tai trong như viêm tai xương chũm mạn tính và các bệnh lý khác như tắc mạch máu ở vùng sau cổ. Ngoài ra, việc sử dụng nhiều thuốc kháng sinh chữa bệnh hay các loại thuốc lợi tiểu, thói quen uống nhiều rượu bia và các chất kích thích là nguyên nhân thường xuyên gây bệnh rối loạn tiền đình.
Các dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên tiêu biểu là chóng mặt xảy ra khi người bệnh thay đổi tư thế như khi lắc đầu, chuyển từ nằm sang ngồi. Tuy nhiên các cơn chóng mặt nhanh chóng qua đi và người bệnh vẫn có thể đi lại được. Có trường hợp có thể kèm theo các triệu chứng như ù tai, nôn ói, giảm thính lực, đau đầu, khó tập trung,… Bên cạnh đó còn có nhiều trường hợp bị rối loạn tiền đình ngoại biên có thể có biểu hiện tình trạng chóng mặt thật nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng được, không thể thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi được.
– Rối loạn tiền đình trung ương:
Đây là bệnh lý thường gặp xảy ra do những tổn thương trong hệ tiền đình, các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não khi bộ phận này không được cung cấp đủ lượng máu đến nuôi não bộ. Các căn bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp gây ra rối loạn tiền đình trung ương là do xơ vữa động mạch, hạ huyết áp, thoái hoá cột sống cổ làm chèn ép mạch máu.
Các triệu chứng bệnh thường gặp khi bị rối tiền đình trung ương thường gặp với biểu hiện của bệnh thiểu năng tuần hoàn não. Người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, chóang váng mỗi khi thay đổi tư thế, có khi kèm theo bị nôn ói, khó tập trung, mau quên.
Rối loạn tiền đình gây ra nhiều phiền toái làm ảnh hưởng tới sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó khi nhận thấy các triệu chứng như bị chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng thì bạn nên đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Điều trị
Châm cứu mang lại hiệu quả cao trong hội chứng rối loạn tiền đình.
Đối với mỗi chứng, thì bệnh nhân sẽ được châm cứu ở những huyệt vị khác nhau.
– Rối loạn tiền đình (huyễn vựng) do đờm hỏa: Châm cứu ở các huyệt: phong trì, hợp cốc, thái dương, thượng tinh, phong long, trung quản, túc tam lý
– Do can phong hỏa động: Châm tả ở: huyệt can du, đởm du, hành gian,ấn đường, thái xung, phong trì, hiệp khê, thái dương, hợp cốc, phong môn.
– Do khí huyết hư: Châm bổ hoặc cứu bổ ở các huyệt: quan nguyên, can du, khí hải, bách hội, huyết hải, túc tam, tỳ du, trung quản, hành gian, thiên trụ, thái khê, ấn đường.
– Do can thận thiếu thốn: Châm cứu huyệt: cửu bách hội, can du, thần đình, thái dương, thận du, ấn đường, cứu bổ, khí hải, túc tam lý, quan nguyên, tam âm giao, huyết hải, dũng tuyền.
Ưu điểm của chữa bệnh rối loạn tiền đình bằng phương pháp châm cứu là không yêu cầu bệnh nhân phải nhập viên, thao tác nhanh, rất đơn giản và an toàn, không cần trang bị nhiều. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả như mong đợi thì người bệnh phải kiên trì điều trị trong một thời gian dài với mỗi lần trị liệu khoảng từ 30 phút – 60 phút.
Vì vậy để điều trị hội chứng rối loạn tiền đình hiệu quả nhất, bạn cần phải kết hợp nhiều phương pháp. Đi khám Tây y và làm những xét nghiệm để xác định rõ nguyên nhân. Sau đó sử dụng bài thuốc Đông y đặc trị bệnh rối loạn tiền đình đồng thời kết hợp thêm phương pháp châm cứu, tập thể dục và thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh. Có như vậy thì bạn mới có cơ hội chữa được bệnh dứt điểm không lo tái phát.