Thoái hóa cột sống là bệnh khó tránh khỏi, không chỉ ở người cao tuổi mà còn ở cả người trẻ. Thoái hóa cột sống gây nhiều khó khăn, bất tiện trong trong sinh hoạt và lao động hàng ngày.
Vậy, do đâu bạn gặp phải vấn đề này? Liệu có cách nào điều trị bệnh hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.
Thoái hóa cột sống là gì?
Thoái hóa cột sống là hệ quả của quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Hiện tượng này thường xảy ra ở đốt sống lưng và một số bộ phận khác của cột sống. Ngoài ra, thoái hóa cột sống là một thuật ngữ sử dụng trong y khoa, bao gồm bệnh gai cột sống và thoát vị đĩa đệm.
Khi các đốt sống trong cơ thể bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa tiến triển thành thoát vị đĩa đệm hoặc xuất hiện các gai cột sống, người bệnh sẽ phải đối mặt với một số triệu chứng như: mất cảm giác, rối loạn tiền đình, teo cơ và nguy hiểm nhất là mất khả năng vận động của cơ thể.
Thông thường, bệnh thoái hóa cột sống hay được sử dụng để mô tả biểu hiện của viêm xương khớp ở vùng cột sống, đây là một loại bệnh lý khá phổ biến hiện nay và hay xảy ra ở người có độ tuổi khoảng trên 35 tuổi. Trong đó thoái hóa cột sống thắt lưng và thoái hóa đốt sống cổ là hai hình thái thường gặp của bệnh này. Hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, ảnh hưởng đến khả năng vận động, làm xáo trộn cuộc sống và công việc hàng ngày của người bệnh.
Thoái hóa cột sống thường phát triển âm thầm và không có các dấu hiệu cụ thể, người bệnh chỉ phát hiện bệnh khi thoái hóa cột sống chuyển sang giai đoạn nặng hoặc đi khám tổng quát.
Thoái hóa cột sống có chữa được không?
Để trả lời cho vấn đề “thoái hóa cột sống có chữa được không?”, đầu tiên người bệnh cần phải nắm rõ nguyên nhân gây ra bệnh, từ đó có phương pháp tác động tới nguyên nhân đồng thời ngăn chặn những tổn thương mà xương khớp đang gặp phải.
Hiện nay, nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng thoái hóa cột sống đều liên quan đến quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, đây được coi là nguyên nhân không thể thay đổi được. Vì vậy, không có phương pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn được bệnh thoái hóa cột sống.
Theo một số nhà khoa học, khi bất kỳ bộ phận nào của cột sống bị thoái hóa hoặc thay đổi cấu trúc, biến dạng thì khó có thể phục hồi trở lại như ban đầu, ngày cả đối với những trường hợp người bệnh trẻ tuổi. Tuy nhiên, chúng ta có thể làm thắt lưng nam hàng hiệu louis vuitton chậm quá trình thoái hóa cột sống và kiểm soát được bệnh bằng cách thay đổi các thói quen hàng ngày và sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ để giảm thiểu tối đa các triệu chứng và tiến triển của bệnh.
Hiện nay, với sự phát triển của y học, các phương pháp điều trị bệnh từ việc sử dụng thuốc và không sử dụng thuốc đều giúp người bệnh có thể sống hòa bình với căn bệnh này mà không gây ra nhiều cản trở trong cuộc sống. Để điều trị được căn bệnh này các bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng cụ thể để đưa ra phương pháp thích hợp.
Nguyên nhân thoái hóa cột sống
Việc xác định chính xác nguyên nhân sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị. Ngoài quá trình lão hóa tự nhiên thì còn rất nhiều nguyên nhân khác nhau cũng có thể khiến cho cột sống bị ảnh hưởng.
Dưới đây là những nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống thường gặp.
- Lão hóa tự nhiên: Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể là quy luật không thể nào tránh khỏi. Khi bạn già đi hệ thống xương khớp cũng dần trở nên yếu dần dẫn tới tình trạng thoái hóa, gai cột sống và thoát vị đĩa đệm. Tình trạng này xảy ra rất sớm và hay xuất hiện khi bạn bước sang tuổi 30.
- Nguyên nhân thoái hóa cột sống do thói quen xấu: Bạn thường xuyên ngồi gù lưng, gập cổ, nằm ngủ gối quá cao hoặc ngồi lâu một chỗ không vận động cũng là nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh thoái hóa nhanh hơn.
- Đặc thù của công việc: Thường xuyên phải mang vác những đồ vật nặng, công việc trong văn phòng phải ngồi lâu một chỗ hoặc phụ nữ thường đi giày cao gót nhiều cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống.
- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống thiếu khoa học sẽ khiến cho cột sống của bạn bị suy yếu và rất dễ mắc phải những chứng bệnh về xương khớp. Việc sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ, đồ ăn nhanh, sử dụng những loại đồ uống chứa chất kích thích… hay không bổ sung đủ những thực phẩm cần thiết cũng sẽ khiến cho cột sống dần bị suy yếu dẫn tới tình trạng thoái hóa.
- Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống do chấn thương: Một vài chấn thương trong quá trình vận động sinh hoạt hàng ngày có tác động tới cột sống sẽ khiến cho các đĩa đệm bị tổn thương và suy yếu dần. Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp và phổ biến nhất dẫn tới tình trạng thoái hóa cột sống.
- Yếu tố di truyền: Thoái hóa cột sống cũng có thể do một vài bệnh lý di truyền gây ra như gai đôi cột sống, vẹo cột sống hoặc hẹp đốt sống.
Triệu chứng thoái hóa cột sống
Đối với triệu chứng thoái hóa cột sống phải phụ thuộc vào vị trí xuất hiện. Vị trí khác nhau sẽ có triệu chứng bệnh cũng khác nhau nhưng thông thường 2 vị trí nhiều người mắc nhất là vùng cổ và vùng thắt lưng.
- Thông thường những cơn đau sẽ xuất hiện ở vùng gáy và lan xuống vai, cánh tay. Nhiều người bệnh khi bị thoái hóa ở vùng này sẽ kèm theo hiện tượng tê bì.
- Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ còn thể hiện ở sự hạn chế cử động vùng cổ mỗi khi người bệnh thực hiện cúi, ngửa hoặc xoay cổ
- Người bị thoái hóa đốt sống cổ sẽ thường xuyên gặp phải những cơn đau nhức từ vùng chẩm rồi lan ra thái dương, trán và sau hốc mắt.
- Những cơn đau do thoái hóa cột sống ở vùng cổ có thể tăng lên mỗi khi cử động vùng cổ. Ngoài ra, khi người bệnh hắt hơi hoặc thời tiết thay đổi cũng có tác động tới những cơn đau.
- Thoái hóa cột sống cổ sẽ có một vài triệu chứng khác như: đau đầu, chóng mặt, ù tai, hoa mắt, giảm trí nhớ và mất ngủ. Tất cả các triệu chứng này được gọi là rối loạn thần kinh thực vật.
- Một vài trường hợp khi gai xương xuất hiện sẽ chèn ép vào các dây thần kinh khiến cho người bệnh hay có cảm giác cứng vùng cổ, vai gáy, đặc biệt là vào buổi sáng khi thức dậy.
Thoái hóa cột sống lưng
- Khi bị thoái hóa cột sống ở vùng lưng người bệnh sẽ bị đau buốt các đốt sống lưng phía dưới, tình trạng này có thể kéo dài trong vài tuần.
- Những cơn đau có thể lan xuống phía mông, hông, chân. Những cơn đau có thể tăng lên vào ban đêm khiến cho người bệnh mất ngủ khó chịu và mệt mỏi.
- Một triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống lưng là người bệnh không thể nào cúi xuống, khi cố cúi xuống các cơn đau sẽ tăng lên.
- Buổi sáng ngủ dậy hay có cảm giác tê cứng vùng cơ lưng, các triệu chứng này sẽ giảm khi người bệnh thực hiện vài động tác xoa bóp nhẹ.
Các cách chữa thoái hóa cột sống
Sau khi nắm bắt được nguyên nhân gây ra bệnh, việc lựa chọn phương pháp nào điều trị phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cao. Hiện tại, các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống đang tập chung vào kiểm soát các triệu chứng của bệnh, nên chữa dứt điểm được bệnh từ gốc. Dưới đây là một vài cách điều trị phổ biến hay được áp dụng:
Sử dụng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau giúp người bệnh thoái hóa cột sống giảm nhanh những cơn đau mà người bệnh gặp phải. Một số loại thuốc hay được sử dụng trong việc hỗ trợ giảm đau cho người bệnh được bác sĩ chỉ định sử dụng như:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, aspirin..
- Thuốc chống viêm không có Steroid: Mobic, Celebrex
- Thuốc mỡ hoặc kem bôi tại chỗ: Golden, profenid gel, Voltaren Emulgel,…
- Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Myonal.
- Tiêm ngoài màng cứng: phương pháp này dùng cho những người có biểu hiện đau thần kinh tọa do đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh.
Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu
Một vài phương pháp hay được sử dụng giúp người bệnh giảm nhanh các cơn đau do bệnh thoái hóa cột sống gây ra như:
- Châm cứu
- Massage, xoa bóp
- Kéo giãn cột sống
- Điều trị nhiệt: Hồng ngoại, chườm nóng..
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh
- Diện chẩn
Sử dụng bài thuốc dân gian
Ngoài 2 nhóm phương pháp chữa thoái hóa cột sống kể trên, một số người bệnh cũng lựa chọn những mẹo chữa bệnh từ các bài thuốc dân gian. Các phương pháp này mang lại hiệu quả nhất định cho người bệnh mà không ra tác dụng phụ cho người dùng.
Một số bài thuốc dân gian hay được sử dụng để giảm những cơn đau do thoái hóa cột sống gây ra như:
- Bài thuốc từ cây xương rồng
- Bài thuốc từ lá lốt
- Bài thuốc từ ngải cứu
Nguyên liệu để thực hiện các bài thuốc trên đều dễ kiếm bởi chúng có sẵn trong tự nhiên. Không những vậy, phương pháp thực hiện vô cùng đơn giản, nên người bệnh có thể tự thực hiện ngay tại nhà.
Điều trị thoái hóa cột sống bằng Đông y
Ngoài các phương pháp kể trên, người bệnh thoái hoá cột sống nên cân nhắc điều trị bằng liệu pháp Đông y tại Phòng khám chữa bệnh YHCT- 56 Hoàng Văn Thái. Điều trị thoái hóa cột sống cổ theo Đông y đem lại hiệu quả cao, tính bảo tồn và khả năng dự phòng tái phát.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới các vấn đề trên, quý độc giả có thể liên hệ theo địa chỉ bên dưới để được giải đáp:
Phòng khám chữa bệnh YHCT
Địa chỉ: 56 Hoàng Văn Thái – Thanh Xuân – Hà Nội
B/S: Phạm Thị Kim Thoa – chuyên khoa YHCT
Điện thoại: 0913 516 847 – 02438 533 419