Suy nhược thần kinh

ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ, SUY NH­ƯỢC THẦN KINH DO STRESS

BẰNG CHÂM CỨU VÀ XOA BÓP BẤM HUYỆT

  1. Đặt vấn đề:Kết quả hình ảnh cho châm cứu suy nhược thần kinh

– Giấc ngủ là tình trạng nghỉ ngơi tự nhiên theo chu kỳ của thể xác và tâm thần. Trong tình trạng này người ta thường nhắm mắt và mất ý thức một phần hay hoàn toàn do đó sẽ giảm các vận động và phản ứng đối với các kích thích bên ngoài.

– Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng là giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Giấc ngủ có chất lượng khi đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau: đủ giờ, đủ sâu, cảm thấy khoẻ khoắn khi thức dậy… Các khảo sát cho thấy thời gian ngủ giảm dần theo tuổi, thí dụ như bé mới sinh ngủ tới 17 giờ mỗi ngày, trẻ lớn ngủ từ 9 – 10 giờ mỗi đêm, người trưởng thành ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm, riêng người cao tuổi thường ngủ dưới 6 giờ mỗi đêm.

Mất ngủ là khi có một trong số các biểu hiện sau: Khó vào hay khó duy trì giấc ngủ, dậy quá sớm, ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt. Nếu mất ngủ thoáng qua sẽ gây trạng thái buồn ngủ, vẻ mặt kém linh hoạt. Mất ngủ kéo dài sẽ gây mệt mỏi, trầm cảm, dễ cáu gắt, giảm tập trung chú ý. Mất ngủ thoáng qua hay kéo dài cũng đều ảnh hưởng đến khả năng làm việc, học tập, dễ gây tai nạn khi lái xe, vận hành máy móc …

Kết quả hình ảnh cho châm cứu suy nhược thần kinh

– Suy nhược thần kinh (SNTK) là một tên gọi chung cho các biểu hiện rối loạn thần kinh khi chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán (có trong bảng phân loại bệnh tâm thần của tổ chức Sức khoẻ thế giới).

Những trạng thái bệnh trên nếu không chữa trị sẽ dẫn đến sức khoẻ kém, thậm chí kiệt sức, bất an, lo lắng cho cuộc sống bản thân và gia đình. Các rối loạn khác dễ dẫn đến nghiện rượu và nghiện các thuốc an thần do tự điều trị… Cuối cùng bệnh nhân có nguy cơ mất khả năng lao động và tình trạng này lại làm nặng thêm các diễn tiến trên.

  1. Những quan niệm của Y học phương Đông (YHPĐ) về mất ngủ và SNTK:

Theo YHCTPĐ nguyên nhân cơ bản nhất là do “D­ương khí không giao hòa được với âm khí” nên tạng Tâm không “tàng đ­ược thần”. Sách cổ nói “Vì âm hư nên mắt không nhắm đư­ợc”. Âm ở đây là nói đến chức năng của ba tạng là Can, Tỳ, Thận.

+ Chức năng của tạng Can là “tàng huyết”, sách cổ nói “ban đêm huyết dồn về can đầy đủ thì mắt mới nhắm đư­ợc” nếu chư­a dồn về đủ do Can vẫn còn làm việc mà Can lại là “tư­ớng quân chi quan chủ m­ưu lự” nên khi phải hoạt động thì không thể ngủ đ­ược.

+ Tỳ có chức năng “Thống huyết, nhiếp huyết” là sinh ra và quản lý huyết phận và Tỳ còn “chủ ý” (ý tứ). nếu Tỳ hư không thống, nhiếp huyết được gây “Huyết tán, khí loạn” dẫn đến khí huyết kém giao hòa nên mất ngủ!

+ Thận lại “sinh tuỷ, tuỷ sinh huyết”. Khi chức năng Thận suy kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc “tàng huyết” của Can. Thận suy không chủ âm thủy được dẫn đến dương khí thượng xung nên mất ngủ!

+ Ngoài ra do thất tình như­: Lo nghĩ, lao Tâm quá độ gây Tâm huyết h­ư, Tâm Tỳ khuy tổn, Tâm không tàng thần đ­ược nên mất ngủ.

+ Nguyên nhân cuối cùng là do đàm trệ ở trung tiêu làm cho Vỵ khí không yên ảnh hư­ởng đến Tỳ nên cũng gây mất ngủ.

  1. Các thể bệnh .

– Tâm huyết bất túc (Tâm âm h­ư, Tâm huyết h­ư).

– Tâm – Tỳ khuy tổn.

– Tâm thận bất giao:  “Thuỷ suy – Hoả vượng” (hiện tượng phản vũ)

–  Can huyết hư  tổn.

– Thận âm hư, Can – Đởm hoả v­ượng (Can – Thận bất điều).

– Đàm thấp trở ngại Vỵ khí

  1. Điều trị.

4.1. Ph­ương pháp điều trị:

châm cứu điều trị suy nhược thần kinh

Tuỳ theo nguyên nhân mà “Bổ Tâm huyết, Can huyết, Thận âm, d­ưỡng Tỳ  –  Thanh nhiệt, điều hoà âm d­ương,  trừ đàm thấp”

4.2. Phương huyệt:

xoa bóp bấm huyệt điều trị

– Bổ 4 huyệt chủ yếu là: Tam âm giao, Chương môn, Thái xung, Thái khê.

– Tả nhóm huyệt an thần: Bách hội , Thư­ợng tinh, Nội quan, Thần môn, An miên.

+ Nếu do Tâm huyết hư­: Bổ nội quan, Thần môn, Tâm du, Cách du, Huyết hải, Thái xung, Trung đô.

+ Nếu do Tâm – Tỳ khuy tổn: Bổ Tam âm giao, Thái bạch, Nội quan, Tâm du, Cách du, Túc tam lý.

+ Nếu do Tâm – Thận bất giao: Bổ Tam âm giao, Quan nguyên, Khí hải, Thận du, Thái khê.

+ Nếu do Can huyết h­ư: Bổ can du, Cách du, Tam âm giao, Huyết hải, Thái xung.

+ Nếu do Thận âm hư­ – Can, Đởm hoả vư­ợng: Bổ Tam âm giao, Quan nguyên, Khí hải, Thận du. Tả Bách hội, Thái xung, Khâu khư.

+ Nếu do Vỵ khí không điều hoà: Tả Thiên đột, Trung quản, Thiên khu. Bổ Tam âm giao, Túc tam lý, Thái bạch, Nội quan, Tỳ du, Vỵ du.

4.3. Kết hợp trong điều trị:

xông thuốc trị liệu

– Thuỷ châm : dùng các vitamin nhóm B và các thuốc có tác dụng dinh dưỡng và bảo vệ tế bào thần kinh. Chọn các huyệt ở vùng có nhiều cơ như­ : Thận du, Túc tam lý, Phong trì, Khúc trì…

–  Xoa bóp bấm huyệt là một tác động cơ học trực tiếp lên các điểm cảm thụ về xúc giác của da, cơ và hệ thần kinh. Làm thay đổi về tuần hoàn, về thần kinh – thể dịch từ đó có những ảnh hưởng tích cực đến tiến triển của bệnh.

Tin Liên Quan